Tham vấn Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam

Việt Nam và bên thứ ba

Ngày 1 tháng 2 năm 2010, Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn tới Hoa Kỳ liên quan tới các biện pháp chống bán phá giá mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam, khiếu kiện các biện pháp của DOC đã vi phạm WTO. Có bốn vấn đề mà Việt Nam khiếu kiện, thứ nhất là, cho rằng Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp Zeroing[lower-alpha 4] trong tính toán biên độ phá giá;[13] thứ hai là, việc Hoa Kỳ giới hạn số lượng bị đơn được lựa chọn điều tra trong điều tra ban đầu và rà soát hành chính;[14] thứ ba là, việc dùng phương thức xác định thuế suất áp dụng đối với các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn trong điều tra rà soát hành chính lần hai và ba; và thứ tư là, việc phương pháp xác định mức thuế suất toàn quốc dựa trên thông tin sẵn có bất lợi đối với những doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh được sự độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với Nhà nước. Đặc biệt là về Zeroing, khi tính toán biên độ phá giá chung, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ tính các biên độ phá giá có giá trị dương (lớn hơn 0), biên độ phá giá có giá trị âm sẽ được tự động chuyển về thành 0. Việt Nam cho rằng, với phương pháp này, biên độ phá giá chung được tính toán sẽ cao hơn, từ đó mức thuế chống bán phá giá cũng bị đội lên rất nhiều.

Việt Nam cho rằng những phương pháp này của Hoa Kỳ vi phạm quy định chung về đối xử tối huệ quốc, biểu nhân nhượng (Schedules of Concessions), thuế chống bán phá giá, vi phạm Hiệp định về Chống bán phá giá, Hiệp định Marrakesh,[15] và Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam. Trên bối cảnh nhiều vụ việc về chống bán phá giá có liên quan với Mỹ là DS99, DS183, DS350, DS383, các nước gồm Trung Quốc,[16] Liên minh châu Âu,[17] Ấn Độ,[18] Nhật Bản,[19] Hàn Quốc,[20] México,[21]Thái Lan[22] đã gửi các biên bản yêu cầu tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba. Tham vấn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã không thành công, dẫn đến sau đó, ngày 7 tháng 4 năm 2010, Việt Nam chính thức đề nghị Cơ quan Giải quyết tranh chấp thành lập Ban Hội thẩm (Panel) giải quyết tranh chấp này theo quy chế từ Thỏa thuận Ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp dân sự. Bảy nước là bên thứ ba đều có ý kiến ủng hộ quan điểm của Việt Nam.[23]

Hoa Kỳ

Trong tranh chấp này, phía Mỹ phản đối các vấn đề mà Việt Nam đặt ra, phản đối tạm thời việc áp dụng Thỏa thuận DSU, các điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm. Mỹ cho rằng, biện pháp miêu tả bởi Việt nam về việc "tiếp tục sử dụng các thủ tục khiếu kiện" trong các thủ tục liên tục của vụ chống bán phá giá tôm đã nằm ngoài phạm vi các điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm vì không được nêu rõ trong yêu cầu tham vấn Ban Hội thẩm của Việt Nam; và đây không phải là đối tượng của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vì nó có mục đích bao gồm các biện pháp trong tương lai.[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam //www.worldcat.org/issn/1859-2953 //www.worldcat.org/issn/1859-3879 http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tin... http://lapphap.vn/Upload/AnPham/So-16-2011.pdf http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx... http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx... https://web.archive.org/web/20171209120930/https:/... https://web.archive.org/web/20220302234826/https:/... https://web.archive.org/web/20220403015939/https:/... https://web.archive.org/web/20220403015954/https:/...